Thông tin về liên kết gỗ và các loại liên kết cơ bản

Nắm được khái niệm và các loại liên kết gỗ sẽ giúp bạn chọn lựa được một sản phẩm nội thất chất lượng. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây. 

Mục đích liên kết gỗ và phân loại

Mục đích

Mục đích của liên kết kết cấu gỗ là để tăng chiều dài, mở rộng tiết diện hoặc đảm bảo sự truyền lực giữa các cấu kiện của kết cấu.  Làm tăng độ cứng chung cho toàn bộ các thành phẫn gỗ. Một lợi thế của gỗ là rất dễ liên kết.

Phân loại

Có bốn loại liên kết gỗ chính được sử dụng. Bao gồm:

  • Liên kết mộng: Liên kết này có khả năng chịu ép mặt, nhưng không gây trợt cho vùng lân cận. Liên kết thường dùng ở vì kèo, đầu trụ cọc của cầu gỗ. Liên kết mộng hiện vẫn có phổ biến ở những mẫu bàn ăn đẹp phong cách tân cổ điển điển, hoặc bàn trà đẹp cổ điển.
  • Liên kết chốt: Chốt thường gặp là bulông, chốt tre, chốt gỗ, đinh. Khi làm việc chốt chịu uốn, và mặt lỗ chốt chịu ép mặt. Nó thường được dùng để nối dài các thanh gỗ.
  • Liêm kết chêm: Chêm thòng làm bằng gỗ, liên kết này có tác dụng làm tăng diện tích thanh. Chêm có tác dụng chống trợt giữa các phân tố. Khi làm việc chêm chịu ép mặt, và chịu trợt.
  • Liên kết dán: Liên kết này sử dụng các loại keo dán để tạo nên những thanh có tiết diện khá lớn bằng cách dán nhiều tầm ván lại với nhau. Hiện nay liên kết này được sử dụng rất phổ biến nhờ sự phát triển của keo dán. Cũng như phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất gỗ thương mại. Khi làm việc, các tấm gỗ được dán có thể bị trợt, bong lớp dán. Liên kết này xuất hiện khá nhiều ở các bộ sofa băng, tủ kệ phòng khách cỡ lớn.
Liên kết gỗ dán
Liên kết dán

Các chỉ số tính toán liên kết gỗ

  • em: Ứng suất do lực ép mặt gây ra
  • Nem: Lực nén tính toán tác dụng lên diện tích chịu ép mặt.
  • Fem: Diện tích ép mặt.
  • r: Điều kiện trượt
  • T: Ứng suất do lực trượt tính toán gây ra trên mặt trượt.
  • Ntr: Lực trợt tính toán trên mặt trượt.
  • R*: Cường độ chịu trượt tính toán trung bình theo phương dọc thớ gỗ.
  • ltr: Chiều dài mặt trượt.
  • ị3 e: Hệ số tính trượt, độ lệch tâm của lực trượt, lấy như sau:

– Khi rãnh mộng về một phía: e -0,5/2; P = 0,25

– Khi rãnh mộng về hai phía: e = 0,25h; P = 0,125. Trong đó h là chiều cao tiết diện (về phía chiều sâu rãnh mộng).

  • ktr: Hệ số giảm cường độ chịu trượt

Yêu cầu cấu tạo và tính toán liên kết mộng

Liên kết mộng chỉ nên dùng ở những thanh chịu nén. Và cần phải bố trí thêm các chi tiết bổ trợ theo cấu tạo như bulông, vòng đai, đinh đỉa… Loại liên kết này có thể cấu tạo theo dạng một răng hoặc hai răng. Mặt truyền lực liên kết nên đặt thẳng góc với trục thanh nén để cường độ chịu ép mặt là lớn nhất.

các loại liên kết gỗ liên kết mộng
Liên kết mộng

Liên kết mộng một răng

Cấu tạo

  • Trục các thanh mắt phải hội tụ tại một điểm.
  • Trục thanh nén (kèo) phải đi qua trọng tâm của diện tích ép mặt.
  • Trục thanh kéo (quá giang) phải đi qua trọng tâm tiết diện bất lợi.

Yêu cầu

  • Chiều sâu rãnh mộng phải đảm bảo: hr < h/3 với mắt gối; hr < h/4 với mắt trung gian.
  • Chiều dài mặt trợt phải thoả mãn: 1,5 < ltr < 10hr
  • Cần đặt bulông an toàn theo cấu tạo có đường kính bulông >12mm. Ngoài ra nên gia cố thêm đai hoặc đinh đỉa.
  • Khi góc nghiêng của mái oc>60°: nên dùng mộng phân giác.

Liên kết mộng hai răng

Liên kết mộng hai răng
Liên kết mộng hai răng

Cấu tạo

  • Trục của một mắt phải hội tụ tại một điểm.
  • Trục thanh nén phải qua đỉnh răng thứ hai và vuông góc với tiết diện ép mặt.
  • Trục thanh kéo phải qua trọng tâm tiết diện bất lợi.

Yêu cầu

  • Chiều sâu rãnh mông thứ hai phải đảm bảo điều kiện: lq < h/3
  • Chiều sâu rãnh mộng thứ nhất phải đảm bảo điều kiện: hr > 2cm
  • Khoảng cách giữa hai mặt trợt phải đảm bảo: >2cm.
  • Chiều dài mặt trượt cần đảm bảo điều kiện:
  • Tại mỗi răng mộng đặt một bulông an toàn đường kính >12mm.
  • Lực trượt tác dụng vào răng thứ nhất là: Ntr – Ntr
  • Lực trượt toàn bộ tác dụng vào kết cấu: Ntr = Nn cosa
  • Lực trượt tính với răng thứ hai lấy lực trượt toàn bộ: Rtr 
  • Chốt trụ có thể làm bằng thép bulông, đinh vít… hoặc bằng gỗ, tre, chất dẻo. Đinh cũng là một loại chốt trụ, nến đóng kính đinh > 6 thì phải khoan lỗ trước khi đóng đinh.

Bài viết liên quan

Gỗ Mun là gì? Có tốt không? Vì sao nó được người giàu yêu thích?

ContentsMục đích liên kết gỗ và phân loạiCác chỉ số tính toán liên kết gỗYêu cầu cấu tạo và tính toán liên kết mộng Gỗ...

Chi tiết về Gỗ Thông, loại gỗ được dùng nhiều trong nội thất

ContentsMục đích liên kết gỗ và phân loạiCác chỉ số tính toán liên kết gỗYêu cầu cấu tạo và tính toán liên kết mộng Gỗ...

Chi tiết về gỗ gõ đỏ? Loại gỗ quý hiếm dùng trong nội thất

ContentsMục đích liên kết gỗ và phân loạiCác chỉ số tính toán liên kết gỗYêu cầu cấu tạo và tính toán liên kết mộng Hãy...

KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI

ContentsMục đích liên kết gỗ và phân loạiCác chỉ số tính toán liên kết gỗYêu cầu cấu tạo và tính toán liên kết mộng Kiến...

Cách đóng cọc và cách đào đất thủ công nhanh, chuẩn

ContentsMục đích liên kết gỗ và phân loạiCác chỉ số tính toán liên kết gỗYêu cầu cấu tạo và tính toán liên kết mộng Thông...

dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Hà Nội
dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Thanh Hóa
FB chat
FB chat