KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI

Kiến trúc Nhật Bản đương đại được đặc trưng bởi tính truyền thống và sự phóng khoáng trong cuộc sống của chính con người người nơi đây. Sự hình thành của nó gắn liền với sự phát triển của đất nước qua từng thời kỳ. 

Sự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đại

Thế kỷ XX đã chứng kiến sự bùng nổ của rất nhiêu trào lưu nghệ thuật cũng như kiến trúc phát xuất từ Châu Âu và sau đó lan tỏa trên toàn thế giới. Trong số đó, trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modem Architecture) có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất. Và trong mức phát triển sau cùng của nó, Phong cách Kiến trúc Quốc tế (International Architecture Style),… Đã chứa đựng nhiều biểu hiện bế tắc trong các tuyên ngôn về kiến trúc Hiện đại.

Sự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đại
Sự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đại

Đúng vào thời điểm này, ở Nhật Bản lại nổi lên xu hướng kiến trúc gây xôn xao dư luận kiến trúc thế giới. Người ta như chợt tình giấc khi chứng kiến công trình của các kiến trúc sư như Kenzo Tange, Kisho Kurokawa, Fumihiko Maki, Tadao Ando,… Lần lượt xuất hiện trong những dáng vẻ cực kỳ phong phú. Tất cả đều rất hiện đại song lại đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Nguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đại

Điều gì đã đưa đến sự thành công cho kiến trúc Nhật Bản? Điều này chỉ có thể trả lời được từ chính đặc tính văn hóa và con người Nhật Bản. Đó là khả năng thích ứng cao với sự biến đổi. Cũng như tìm cho mình một phương cách sáng tạo kiến trúc phù hợp với những biến đổi đó.

Nét nổi bật của kiến trúc đương đại Nhật Bản là chất lượng cao trong các công trình kiến trúc. Và sự ít quan tâm đến những vấn đề các trào lưu, trường phái hay phong cách. Nguyên nhân tạo nên những kết quả phong phú như vậy trong sự phát triển của kiến trúc đương đại ở đây có thể xem xét từ một vài khía cạnh sau:

Nguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đại
Nguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đại

Sự phát triển tự nhiên của văn hóa Nhật Bản

Trước hết là do đặc điểm phát triển tự nhiên của những điều kiện văn hóa trong xã hội Nhật Bản. Là nơi mà những kiểu mẫu truyền thống và hiện đại có thể cùng nhau tồn tại một cách thuận lợi. Hầu như mọi thứ được liên kết và gắn liền với sự bảo tồn theo nghĩa rộng. Trong quá trình đó, người Nhật không chỉ mong muốn giữ gìn truyền thống của họ. Mà còn muốn đưa chúng xa hơn.

Sự gìn giữ các giá trị truyền thống

Kiến trúc Nhật Bản không chỉ có nhiều thời kỳ, mà nó còn ở tình trạng liên tục mất ổn định. Nguyên tắc tổng quát của mẫu kiến trúc này là không xây dựng vì một sự vĩnh cửu. Người Nhật có quan niệm riêng vê việc gìn giữ truyền thống không câu nệ vào “tính nguyên bản” cũng như “tính vĩnh cửu”. Thậm chí những ngôi đền của họ cũng không cần phải tồn tại lâu dài (ngôi đền thờ Thần đạo ở Ise là một ví dụ). Phải thừa nhận rằng nhân tố này dựa trên một chủ định chắc chắn.

Sự gìn giữ các giá trị truyền thống
Sự gìn giữ các giá trị truyền thống tạo nên kiến trúc Nhật Bản

Trong khi ở Châu Âu không được phép xây dựng gây tổn hại đến những **địa điểm thiêng liêng”(genius loci) hoặc là làm hại đến tổng thể. Câu hỏi này dường như ít quan trọng ưong kiến trúc và đô thị Nhật Bản. Ý tưởng về “sự tái thiết theo định kỳ”(“periodic reconstruction”) được thể hiện trong những kiến trúc Shinto giáo. Đã phản ánh bản chất của Shinto giáo về tính không bền.

rong cách quan niệm này có cái gì đó được giảm nhẹ thì đó chính là yếu tố vật thể của ngôi đền. Ở đây ta bắt gặp sự tương đồng giữa tín ngưỡng Shinto với nguyên lý Phật giáo về sự luân hồi. Và tính phù du – một cơ sở quan trọng trong quan niệm thẩm mỹ và nghệ thuật của dân tộc Nhật Bản. Thái độ gần như là kỳ quặc và khó hiểu này của người nơi đây đang thể hiện khá rõ cả trong những công trình to lớn của họ.

Không những vậy, sự gìn giữ văn hóa truyền thống cũng cực kỳ phổ biến trong nội thất Nhật Bản như: tủ quần áo, bàn sofa,…

Tư tưởng Thiền học và quan niệm nghệ thuật

Một nét không thể thiếu được khi nói đến văn hóa truyền thống Nhật Bản là những tư tưởng của Thiền học (Zen). Và các quan niệm nghệ thuật đặc sắc cùa nó, tồn tại song song trong sự kết hợp với nhiều tư tưởng và tôn giáo khác. Sống trong hoàn cảnh của một đất nước vừa có ít tài nguyên thiên nhiên. Lại luôn phải đối phó với thiên tai khắc nghiệt. Một nền kinh tế và kỹ thuật vốn nghèo nàn, lạc hậu mà người Nhật Bản đã tự mình thích ứng với tâm lý cảm thụ đặc biệt.

Đó là một thứ thẩm mỹ tinh tế, dựa vào sự yêu quý, tôn thờ đối với thiên nhiên. Coi trọng cái mộc mạc, giản dị, thậm chí còn nâng chúng lên ngang với một thứ tôn giáo. Phải nói rằng khía cạnh này trong tinh thần thẩm mỹ Nhật Bản rất dễ hòa hợp với tư tưởng của triết học Lão – Trang cũng như Thiền học du nhập từ Trung Hoa, để rồi cuối cùng ngưng kết trong hai khái niệm đơn giản gọi là wabi và sabi.

Tư tưởng Thiền học và quan niệm nghệ thuật ảnh hưởng đến kiến trúc đương đại Nhật Bản
Tư tưởng Thiền học và quan niệm nghệ thuật ảnh hưởng đến kiến trúc đương đại Nhật Bản

Wabi thì diễn đạt sự tôn thờ cái đơn giản, kiệm ước. Được chắt lọc đến mức tinh tế nhất, còn sabi tạo nên những xúc cảm mỹ học được kết lắng từ việc chiêm nghiệm. Thưởng thức cái đơn giản, kiệm ước, tinh tế ấy với cảm xúc thanh tao, tầy trần. Tinh thần đó nói lên rằng vẻ đẹp thật sự ẩn chứa trong nội giới của mỗi cá thể mà không cần viện đến một ngoại giới cầu kỳ. Nguyên lý này giải thích tại sao các luận đề của nghệ thuật truyền thông Nhật Bàn lại chủ yếu dựa trên các đặc trưng về tính trông trải. Tính chưa hoàn thiện, tính ẩn lánh, xu hướng ước lệ (biểu tượng hóa) và ẩn dụ,… Kiến trúc của ngôi vườn Thiền Ryoan – ji nổi tiếng là một minh họa rõ nhất của hầu hết các đặc trưng nêu trên.

Cảm hứng kiến trúc Nhật Bản đương đại

Cảm hứng chung của người Nhật luôn có sự tương hợp với lối sống dễ thích nghi của họ. Họ thật sự thích thú các hình thức đơn giản trong ngôi nhà của mình.

Điều đó làm nổi bật tinh thần của chủ nghĩa Nhật Bản như cách mà người phương Tây thương ca ngợi. Tính trống trải được người Nhật cảm nhận khác với các khoảng trống của phương Tây. Vì thế sự ưa thích khái niệm không liên tục, gián đoạn (gap) của người Nhật cũng khá xa lạ với thẩm mỹ của người phương Tây. Theo cách hiểu đó thì “nghệ thuật của việc tạo nên sự trống trải” thực sự là một hình thức tiềm ẩn của kiến trúc Nhật Bản Hiện đại.

Cảm hứng kiến trúc Nhật Bản
Cảm hứng kiến trúc Nhật Bản

Mặt khác, Nhật Bản ngày nay lại là một trong số không nhiều các quốc gia đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ cao của thế kỷ. Với năng lực về điện khí và truyền thông của nó trong tiến trình chung hướng tới sự tiến bộ toàn cầu của xã hội thông tin.

Nhật Bản không có truyền thống đô thị lâu dài như Châu Âu. Kết quả là các kiến trúc sư không gặp những trở ngại như đồng nghiệp của họ ở phương Tây khi giải quyết những vấn đề đô thị. Vì vậy họ hoàn toàn có thể chấp nhận. Mà không cần lý giải để có được những câu trúc tân kỳ trong việc phát triển các thành phố của mình.

Sự bùng nổ kinh tế làm nên kiến trúc Nhật Bản đương đại

Một nguyên nhân làm nên đặc tính kiến trúc Nhật Bản có thể tìm ở trong sự bùng nổ kinh tê’của đất nước họ đạt được trong những năm gần đây. Nền “kinh tế bong bóng” khởi động nên một trào lưu xây dựng khổng lồ. Báo hiệu triển vọng to lớn về những điều thú vị trong kiên trúc. Nó giúp cho các kiến trúc sư tiền phong giành thắng lợi trong các nhiệm vụ to lớn. “Quả bóng kinh tế” đã tác động lên nhiều khía cạnh. Sư hiện diện của nhiều kiến trúc sư nước ngoài ở Nhật Bàn đã để lại những dâu ấn khá đặc sắc. Và càng làm phong phú hóa bức tranh đa dạng của kiến trúc đương đại ở nơi đây.

Tất cả những điều này đã ảnh hưởng vào Kiến trúc Nhật Bản, đang thu hút cả việc phản ánh và sự diễn đạt. Sự tồn tại của những ảnh hưởng mang tính truyền thống vào kiến trúc hiện đại là một động cơ quan trọng cho sự đa dạng. Được tìm thấy trong kiến trúc Nhật Bản đương đại. Điều này đà tồn tại lâu dài trong suốt lịch sử văn hóa của đất nước họ. Và có lẽ sự phức tạp, đa dạng của nó sẽ không mất đi mà thậm chí còn có thể phát triển hơn nữa.

Đặc biệt những nét kiến trúc Nhật Bản Đương Đại đang ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất. Bạn có thể tìm thấy những mẫu tủ quần áo, bàn ghế phòng khách, giường ngủ…. Đậm chất phong cách Nhật Bản trong khoảng thời gian gần đây.

Bài viết liên quan

Gỗ Mun là gì? Có tốt không? Vì sao nó được người giàu yêu thích?

ContentsSự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đạiNguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đạiSự bùng nổ kinh tế làm nên...

Chi tiết về Gỗ Thông, loại gỗ được dùng nhiều trong nội thất

ContentsSự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đạiNguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đạiSự bùng nổ kinh tế làm nên...

Chi tiết về gỗ gõ đỏ? Loại gỗ quý hiếm dùng trong nội thất

ContentsSự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đạiNguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đạiSự bùng nổ kinh tế làm nên...

Cách đóng cọc và cách đào đất thủ công nhanh, chuẩn

ContentsSự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đạiNguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đạiSự bùng nổ kinh tế làm nên...

Tuổi thọ nhà cấp 4 chỉ khoảng 20 năm vậy có nên xây nhà cấp 4?

ContentsSự ra đời của kiến trúc Nhật Bản đương đạiNguyên nhân hình thành kiến trúc Nhật Bản đương đạiSự bùng nổ kinh tế làm nên...

dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Hà Nội
dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Thanh Hóa
FB chat
FB chat